Những lý do khiến nhân viên nghỉ việc trong năm 2018

Trang chủ Những lý do khiến nhân viên nghỉ việc trong năm 2018

Những lý do khiến nhân viên nghỉ việc trong năm 2018

Ngày đăng: 02/04/2019

Theo một cuộc khảo sát mới nhất của Korn Ferry cuối năm 2018, phỏng vấn gần 5.000 chuyên gia trên mọi lĩnh vực về những lý do khiến nhân viên chuyển việc năm 2018, kết quả của khảo sát này sẽ khiến nhiều người bất ngờ. Lý do kiếm được nhiều tiền hơn hoặc mức lương cao hơn không còn nằm trong top 3 lý do hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc như nhiều người vẫn tưởng.

Vậy đâu là lý do lớn nhất khiến nhân viên nghỉ việc năm 2018? Đó chính là Cảm giác nhàm chán (They’re bored)

Cụ thể, đây là top 5 lý do khiến nhân viên nghỉ việc nhiều nhất năm 2018 theo khảo sát của Korn Ferry:

  • Tôi có cảm giác chán và cần thử thách mới – 33%
  • Văn hóa không phù hợp với tôi/ với giá trị của tôi – 24 %
  • Tôi đã mất việc hoặc tôi nghĩ là tôi sẽ bị mất việc – 21%
  • Lương cao hơn – 19 %
  • “Tính chính trị” của công ty – 3%

Vậy làm thế nào để khắc phục vấn đề nhàm chán?

  1. Cung cấp cho nhân viên cơ hội phát triển và thăng tiến

Các nhà lãnh đạo giỏi luôn đảm bảo tạo ra một môi trường làm việc giúp mọi người thăng tiến trên con đường sự nghiệp mới, họ được trải nghiệm vai trò và trách nhiệm mới, đồng thời, luôn lấy việc đáp ứng nhu cầu nhân viên là một trong những mục tiêu ưu tiên, coi nhân viên như những tài sản vô giá, một văn hoá học tập trong tổ chức được lan toả, tất cả mọi người luôn được đào tạo, phát triển.

Khi người lãnh đạo giúp nhân viên tăng trưởng và phát triển, họ sẽ đạt được nhiều hơn mong đợi: Người lao động tri thức tìm thấy sự thỏa mãn, trải nghiệm của khách hang tốt hơn, và doanh nghiệp phát triển mạnh trong các nền kinh tế thay đổi nhanh chóng. Đó là một điều tốt đẹp đáng mong đợi.

  1. Cho nhân viên nhiều quyền tự chủ

Seth Godin, tác giả của nhiều cuốn sách best-seller và cựu giám đốc công nghệ, cho biết: “Lãnh đạo là nghệ thuật khuyến khích mỗi cá nhân sáng tạo những ý tưởng tiềm năng”

Điều đó có nghĩa là những nhà quản lý phải trao quyền chủ động tư duy và tự quyết cho nhân viên. Sau khi tuyển dụng nhân sự phù hợp với công việc yêu cầu, đặt ra những mục đích và kỳ vọng rõ ràng, với các mốc thời gian chính xác, thì việc tiếp theo và quan trọng nhất là trao quyền cho nhân viên, để họ tự quyết cách thức thực hiện.

Khi tin tưởng và trao quyền tự chủ nhiều hơn cho nhân viên, người quản lý sẽ nhận thấy động lực nội tại, niềm tin và lòng trung thành với công ty cũng tăng theo.

  1. Tạo văn hóa phản hồi

Một thực tế cho thấy, hầu hết các nhà quản lý không thích đưa ra những nhận xét, hoặc phản hồi cho nhân viên của mình vì không phải nhân viên nào cũng dễ dàng chấp nhận được những lời nhận xét thẳng thắng. Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng 32% nhân viên phải chờ hơn ba tháng để nhận phản hồi từ người quản lý của họ.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây của Officevibe về chủ đề sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức, kết quả cho thấy “62% nhân viên mong muốn nhận được các phản hồi từ đồng nghiệp”

Các nhà quản lý nên tạo ra một văn hoá phản hồi trong tổ chức, nơi mà mọi người cùng giúp nhau tiến bộ. Hãy trao đổi trực tiếp với nhân viên, thiết lập các cuộc họp lập kế hoạch tuần và chia sẻ phản hồi hàng ngày để cải thiện liên tục tất cả các vấn đề.

Bài học: Hãy giúp cho nhân viên của bạn thành công

Bạn có nghĩ rằng những nhà quản lý có thể nhân ra và thực hiện điều này ngay bây giờ không? Lý thuyết và thực tế đã chỉ ra rằng, một người lãnh đạo tốt là người luôn giúp người khác thành công. Họ nhìn thấy tiềm năng trong từng nhân viên và tạo cơ hội cho tiềm năng đó phát triển. Thực tế, nhiều nhà quản lý chưa trở thành nhà lãnh đạo chủ yếu là vì sự “kiêu ngạo”. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi bạn giúp người khác thực hiện công việc của họ và giúp họ thành công bằng cách thực hiện tất cả những điều trên đây, bạn – người lãnh đạo – cũng sẽ thành công.

Nguồn: 

https://www.inc.com/marcel-schwantes/study-top-reason-for-whats-really-driving-employees-to-switch-jobs-in-2018-is-surprising.html)

#

tải hồ sơ năng lực